FBI bắt giữ một kỹ sư gốc Hoa của Raytheon do đem tài liệu tên lửa về Trung Quốc

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw@hotmail.com, 16/2/20.

  1. FBI bắt giữ một kỹ sư gốc Hoa của Raytheon do đem tài liệu tên lửa về Trung Quốc

    FBI bắt giữ một kỹ sư gốc Hoa của Raytheon do đem tài liệu tên lửa về...

    LIÊN HỆ (150 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw@hotmail.com
    3. Ngày đăng: 16/2/20 lúc 19:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam FBI đã vừa bắt một kỹ sư của Raytheon hồi tuần trước khi phát hiện ông này đem chiếc laptop công ty vốn chứa nhiều thông tin tuyệt mật về các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ về Trung Quốc mặc cho những cảnh báo từ phía nhà thầu quân sự. Hành vi này cũng đã vi phạm luật xuất khẩu vũ khí và khí tài của Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Người đàn ông được xác định là Wei Sun - một người Mỹ gốc Hoa, 48 tuổi, ngụ tại Tucson bang Arizona. Tài khoản LinkedIn của Wei Sun cho biết ông ta đã làm việc tại Raytheon kể từ tháng 12 năm 2008 với vai trò là kỹ sư điện về thiết kế bo mạch analog. Theo các tài liệu từ tòa thì Sun đã làm việc trong các chương trình Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) dành cho quân đội Hoa Kỳ và với bề dày làm việc cho nhà thầu quân sự lớn thứ 4 của Mỹ trong hơn một thập niên thì Sun được miễn trừ các thủ tục an ninh cũng như được phép giữ các tài liệu mật được dán nhãn SECRET.

    Giới chức Mỹ cho hay hồi ngày 1 tháng 12 năm 2018, Sun đã nói với các giám đốc của Raytheon rằng ông đang lên kế hoạch đi ra nước ngoài và có ý định sẽ đem theo chiếc laptop được công ty cấp, nhãn hiệu HP EliteBook 840. Chiếc máy tính này chứa một lượng lớn dữ liệu mật và Raytheon đã cảnh báo Sun rằng việc mang nó ra ngoài nước Mỹ không chỉ vi phạm chính sách của công ty mà còn vi phạm luật liên bang.

    Dù vậy, Wei Sun vẫn đem chiếc máy theo và vào ngày 7 tháng 1 năm 2019, Sun đã kết nối vào mạng nội bộ của Raytheon, truy cập email công ty và gởi đi một email cho các giám sát viên để thông báo rằng ông ta sẽ từ chức để bắt đầu học tập và làm việc tại nước ngoài.

    Ngày 14 tháng 1 năm 2019, Sun trở lại Mỹ và ông ta lập tức bị đội ngũ an ninh của Raytheon thẩm vấn vào hôm sau. Trong quá trình thẩm vấn thì Sun ban đầu khai nhận đã đến Singapore và Philippines. Tuy nhiên, sau khi đưa ra các thông tin thiếu nhất quán về hành trình thì Sun rốt cuộc thừa nhận rằng ông ta đã đến Trung Quốc, Campuchia và Hồng Kông.

    Một luật sư của Raytheon đã kiểm tra chiếc máy và xác nhận nó có chứa thông số kỹ thuật bị cấm xuất khẩu bởi Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR). Điều này có nghĩa những tài liệu này sẽ phải được chính phủ Mỹ cho phép thì Raytheon và Sun mới có thể đem ra nước ngoài.

    Raytheon đã chấm dứt hợp đồng với Sun ngay hôm thẩm vấn vào ngày 15 tháng 1 năm 2019 và đến 24 tháng 1 năm nay thì Sun bị bắt giữ và đưa ra tòa đối mặt với 5 tội danh do phá luật ITAR và một tội danh liên quan đến hành vi đưa các tập tin mật ra nước ngoài.

    Cho đến hiện tại, tòa án vẫn chưa cho biết liệu các tập tin mật mà Sun đem ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ có được trao hay chia sẻ với một thực thể nước ngoài nào hay không.

    [​IMG]
    Theo các văn bản từ tòa thì Sun sở hữu nhiều tập tin mật liên quan đến nhiều hệ thống phòng không khác nhau được Raytheon phát triển cho quân đội Hoa Kỳ cũng như bán cho các nước đồng minh. Những hệ thống vũ khí mà Sun tham gia phát triển thuộc hàng đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ điển hình như AMRAAM (Advanced Medium Range Air to Air Missle) được sử dụng trên các chiến đấu cơ như F-16 và F-22. Hệ thống AMRAAM cũng đã được chuyển đổi thành hệ thống phòng không mặt đất theo một dự án mà Sun đang thực hiện. Sun là kỹ sư thiết kế mạch logic lập trình được (FPGA) và chúng được sử dụng trên AMRAAM cũng như một chương trình phòng thủ khác là RKV.

    [​IMG]
    RKV (Redesigned Kill Vehicle) là một chương trình phát triển phương tiện đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo thay cho các giải pháp đánh chặn hiện đang được Hoa Kỳ sử dụng với các hệ thống phòng không. Mặc dù Lầu năm góc đã hủy chương trình này hồi năm ngoái vì những lý do kỹ thuật nhưng thông tin về chương trình vẫn có thể rất hữu ích đối với Trung Quốc. Từ đó giúp Trung Quốc hiểu được cách mà Mỹ sẽ phòng thủ trước tên lửa thông thường hay mang đầu đạn hạt nhân. Công nghệ tên lửa đang là trọng tâm trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương, bù đắp cho sự thiếu sót về công nghệ lẫn kinh nghiệm của các hệ thống vũ khí như máy bay chiến đấu.

    "Chỉ là một mảnh nhỏ trong bức tranh gián điệp lớn hơn của Trung Quốc"


    Làm sao để đánh chặn tên lửa Hoa Kỳ? Điều Trung Quốc muốn là tìm hiểu về các chi tiết kỹ thuật của tên lửa, cách chúng tìm và khóa mục tiêu bằng radar hay các cảm biến khác cũng như cách chúng phản ứng trước các cơ chế gây nhiễu, đánh lạc hướng.
    Hiện tại Trung Quốc đã phát triển thành công nhiều loại vũ khí tương tự và có thể không cần thiết phải sao chép công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, nói về thực nghiệm thì Trung Quốc lại thiếu, chẳng hạn như loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Trung Quốc là PL-15 chưa từng được sử dụng trên chiến trường trong khi AMRAAM đã được sử dụng từ lâu và mang lại nhiều bài học thực tiễn.




    Dean Cheng - một nhà nghiên cứu về năng lực quân sự của Trung Quốc nói về trường hợp của Wei Sun rằng: "Đây là một mảnh nhỏ trong bức tranh gián điệp lớn hơn của Trung Quốc, chúng tôi thường tập trung vào năng lực tình báo mạng của Trung Quốc nhưng họ cũng có nhân viên tình báo và sử dụng con người để đánh cắp thông tin từ các nước khác."

    Các văn bản từ tòa vẫn chưa làm sáng tỏ liệu Sun có đồng phạm hay không và nếu có thì liệu Sun có hoạt động theo lệnh của tính báo Trung Quốc hay không.

    Janosh Neumann - một cựu phản gián của Cơ quan an ninh liên bang Nga hiện đang sống tại Mỹ cho rằng: "Tôi nghĩ các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc đang để mắt đến những cựu công dân, những người đang làm việc cho những công ty lớn của Mỹ như Raytheon."

    Cho dù không làm theo lệnh của tình báo Trung Quốc đi nữa thì một người như Sun có thể gây thiệt hại lớn mà không cần hợp tác trực tiếp với bất kỳ ai. Các tập tin mà Sun bị cáo buộc đã đem ra ngoài Hoa Kỳ có thể dễ dàng bị đánh cắp bởi một dịch vụ gián điệp mà không cần biết kiến thức kỹ thuật như Sun, theo công tố viên William Mackie. Ông đưa ra ví dụ rằng nếu Sun để máy tính ở khách sạn thì ai đó sẽ có thể chụp lại mọi thứ mà bạn không hề hay biết. Những thứ đó có thể là bản vẽ hay hồ sơ về một chương trình tuyệt mật.




    Vụ việc của Sun là một ví dụ khác trong số rất nhiều nỗ lực của Trung Quốc nhằm có được công nghệ quân sự của Hoa Kỳ. Hoạt động tình báo và gián điệp của nước này đã làm tổn hại hàng chục hệ thống vũ khí quan trọng của Hoa Kỳ điển hình như hệ thống phòng thủ tên lửa đạo đạo tầm cao THAAD và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis được sử dụng bởi Hải quân. Vào năm 2018, các hacker Trung Quốc cũng đã đán hcawps được các kế hoạch tối mật về một loại tên lửa chống hạm siêu thanh đang được Hải quân Mỹ phát triển có tên Sea Dragon. Những kẻ tấn công này được cho là đã tìm cách lấy đi một lượng lớn dữ liệu và tín hiệu cảm biến rất nhạy cảm bên cạnh thư viện dữ liệu tác chiến điện tử của Hải quân.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này