Được chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản: Là họa chẳng phải phúc, đừng hí hửng nghĩ cách tiêu

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi hangmtt, 20/2/20.

  1. Được chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản: Là họa chẳng phải phúc, đừng hí hửng nghĩ cách tiêu

    Được chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản: Là họa chẳng phải phúc,...

    LIÊN HỆ (161 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: hangmtt
    3. Ngày đăng: 20/2/20 lúc 11:05
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. hangmtt

    hangmtt Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bỗng dưng được ai đó chuyển nhầm vào tài khoản một số tiền lớn, bạn sẽ làm gì? Nhiều người trả lời rằng: “Thì xem nó như tiền trúng số”. Nhưng như vậy là rất nguy hiểm, không khéo lại dính vào vòng lao lý!
    Bởi trong trường hợp này, nếu không trả lại cho khổ chủ hoặc không liên hệ với ngân hàng thì rất có khả năng bạn sẽ bị quy kết tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định của

    Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

    Hình minh họa (Ảnh trái: Internet, Ảnh phải: baoquangninh.com.vn; Ảnh nhỏ: internet)

    Nếu cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm, tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
    Trường hợp người phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, khi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng phía chủ sở hữu chuyển nhầm tiền hoặc cơ quan có trách nhiệm đã yêu cầu trả lại tiền, người nhận số tiền nhầm đó biết được nhưng cố tình không trả lại hoặc tiêu xài số tiền đó thì đã có đủ yếu tố để cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Ngoài trách nhiệm hình sự, người nhận tiền nhầm này còn phải chịu trách nhiệm dân sự, tức là hoàn trả lại số tiền chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của Điều 579 của Bộ luật dân sự năm 2015.

    Ngược lại, nếu chủ sở hữu số tiền hoặc cơ quan chức năng chưa có yêu cầu đòi lại tiền, hoặc đã đòi lại nhưng vì các lý do phương tiện, cách thức liên lạc... dẫn đến người nhận nhầm không hề biết thì chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm nêu trên. Trong trường hợp này, người nhận nhầm tiền chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự như đã đề cập.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này