Dòng tiền thông minh 19/2: Tự doanh CTCK tiếp tục mua vào, thanh khoản nhóm Ngân hàng tăng...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 19/2/20.

  1. Dòng tiền thông minh 19/2: Tự doanh CTCK tiếp tục mua vào, thanh khoản nhóm Ngân hàng tăng...

    Dòng tiền thông minh 19/2: Tự doanh CTCK tiếp tục mua vào, thanh khoản...

    LIÊN HỆ (198 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 19/2/20 lúc 10:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 19/2, bộ phận tự doanh CTCK và khối ngoại tiếp tục giao dịch trái chiều, dòng tiền tập trung ở nhóm Ngân hàng.


    Thanh khoản nhóm Ngân hàng tăng phiên VN-Index mất mốc 930 điểm


    Bộ ba cổ phiếu "họ Vingroup" là VHM, VIC, VRE tiếp tục gây áp lực giảm giá mạnh lên VN-Index trong phiên sáng. Đến phiên chiều, chỉ số vẫn chìm trong sắc đỏ với 175 mã giảm điểm.

    Trong đó các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, SAB, VNM, GAS là các lực kéo thị trường xuống dưới mốc tham chiếu. Kết phiên, VN-Index giảm 6,84 điểm (0,73%) xuống 927,93 điểm; HNX-Index tăng 0,46% lên 110,07 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,25 điểm.

    Các TTCK khác trong khu vực cũng vận động giảm giá tương tự. Với vận động giá có phần tiêu cực như hiện tại và thông tin vĩ mô chưa có tính chất hỗ trợ, nhiều khả năng VN-Index kiểm định lại vùng giá thấp 925 điểm.

    Thị trường giao dịch giằng co với thanh khoản ở mức trung bình thấp. Thanh khoản thị trường đạt 248,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.814 tỉ đồng. Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu tài chính với giá trị giao dịch 1.056 tỉ đồng.

    Khối tự doanh chưa dừng mua ròng, tâm điểm giao dịch HPG


    Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 36 tỉ đồng với khối lượng 982.750 đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro


    Theo đó, khối tự doanh tập trung mua vào trên 10 tỉ đồng các mã gồm cổ phiếu HPG (15,37 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (12,17 tỉ đồng) và cổ phiếu TCB (12,1 tỉ đồng).

    Cùng chiều mua vào, mã VCB ghi nhận giá trị 8,94 tỉ đồng, kế đến là MWG (8,04 tỉ đồng) và STB (7,27 tỉ đồng). Khối tự doanh còn mua vào cổ phiếu PLX (6,61 tỉ đồng), FPT (4,67 tỉ đồng), REE (4,39 tỉ đồng) và VNM (3,59 tỉ đồng).

    Diễn biến trái chiều khối tự doanh tạo áp lực bán ra chủ yếu lên cổ phiếu MBB (18,85 tỉ đồng) và HPG (11,57 tỉ đồng). Với giá trị dưới 10 tỉ đồng, khối này bán ra chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (7,28 tỉ đồng), MWG (6,27 tỉ đồng) và VCB (4,13 tỉ đồng). Một số mã lọt top bán ra còn có NKG, NVM, VPB, FPT, HVN.

    Ngược lại, khối ngoại gia tăng bán ròng 310 tỉ đồng toàn thị trường


    Về phía giao dịch của NĐT nước ngoài, trên sàn HOSE, khối ngoại gia tăng bán ròng 286 tỉ đồng với khối lượng 10,1 triệu đơn vị. Top10 cổ phiếu bị bán ròng mạnh, khối ngoại tập trung rút ròng khỏi mã VIC (39,09 tỉ đồng). Theo sau đó, cổ phiếu CTG và NVL lần lượt ghi nhận giá trị bán ròng 36,12 tỉ đồng và 32,71 tỉ đồng.

    Mặt khác, NĐT nước ngoài tạo áp lực lên cổ phiếu VNM (26,7 tỉ đồng), kế đến là NBB (17,16 tỉ đồng), VCB (12,84 tỉ đồng), MSN (12,31 tỉ đồng). Cùng với đó, khối ngoại cũng bán ròng BMP, BVH và VRE trên 10 tỉ đồng.

    Top10 mã được khối này mua ròng không có cổ phiếu nào ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng. Cụ thể, cổ phiếu IMP dẫn đầu phía mua ròng với giá trị 8,02 tỉ đồng. Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại tìm đến cổ phiếu VHM (6,96 tỉ đồng), BID (4,86 tỉ đồng)...

    Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng 14 tỉ đồng cùng khối lượng 507.917 đơn vị. Đáng chú ý, khối ngoại chủ yếu rút vốn khỏi mã NTP (14,2 tỉ đồng). Ngoài ra, khối này bán ròng dưới 1 tỉ đồng cổ phiếu HAD, SHS và VCB. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng dưới 1 tỉ đồng cổ phiếu TIG, CSC và SLS.

    Giao dịch tại UPCoM, khối ngoại xả 10,2 tỉ đồng và bán ròng khối lượng 452.840 cổ phiếu. Tại phía bán ròng, mã đạt giá trị cao nhất tại thị trường này là LPB (3,6 tỉ đồng), kế đến là LTG (3,1 tỉ đồng) và ACV (2,7 tỉ đồng). Trong khi đó không có cổ phiếu nào tại phía mua ròng ghi nhận giá trị trên 1 tỉ đồng, đơn cử như VEA, VGG và BSR.

    Công ty riêng của Chủ tịch muốn bán 4 triệu cổ phần Nước Thủ Dầu Một


    Trong phiên hôm qua, thông tin giao dịch đáng chú ý có Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc đăng kí bán 4 triệu cp TDM của CTCP Nước Thủ Dầu Một trong thời gian từ 20/2 đến 20/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

    Được biệt, doanh nghiệp này do ông Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch HĐQT của Nước Thủ Dầu Một giữ chức vụ Giám đốc.

    Nếu lần thoái vốn này thành công, Sản xuất và Thương mại Quỳnh Phúc sẽ giảm tỉ lệ sở hữu tại Nước Thủ Dầu Một từ 13,66% xuống 9,48% vốn điều lệ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này