Dòng tiền thông minh 17/2: Trái chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng phiên thứ tư liên tiếp,...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 17/2/20.

  1. Dòng tiền thông minh 17/2: Trái chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng phiên thứ tư liên tiếp,...

    Dòng tiền thông minh 17/2: Trái chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng...

    LIÊN HỆ (195 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 17/2/20 lúc 09:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 17/2, nhóm ngân hàng gồm VPB, TCB, STB, TPB, MBB giữ đà tăng giá. Dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và khó lường khiến kịch bản tăng trưởng giảm so với dự báo tuần trước xuống còn 6,25% và 5,96% khi dịch kiểm soát được trong quí I và II


    VN-Index chuyển sang trạng thái tích lũy trên vùng đáy


    Đà hồi phục VN-Index chững lại trước sự phân hóa từ nhóm cổ phiếu lớn và hoạt động bán ròng của khối ngoại. Các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng tăng ở nhịp đầu như VCB, BID, CTG điều chỉnh trong khi các cổ phiếu nhóm sau như VPB, TCB, STB, TPB, MBB vẫn giữ đà tăng giá.

    Thị trường tuần trước ghi nhận 13/19 ngành tăng giá và 182 cổ phiếu tăng so với 177 cổ phiếu giảm. Chỉ số giảm nhẹ nhưng vận động hồi phục đang lan tỏa ở các nhóm cổ phiếu tốp sau và các cổ phiếu giảm sâu tập trung ở nhóm tiện ích, dịch vụ tài chính, dầu khí, ô tô và xây dựng.

    Trong tuần này, HĐTL tháng 2 đáo hạn cũng sẽ gây xáo trộn nhẹ dù vậy diễn biến tích lũy giằng co trước cản 945 - 950 điểm vẫn là chủ đạo. Chỉ số vẫn tích lũy lại, rũ bớt áp lực chốt lãi bắt đáy và chờ tin hỗ trợ để vượt cản.

    Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Bộ KH-ĐT đã có báo đánh giá tác động ngày 12/2, trong đó đề cập dịch đã, đang và sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Kịch bản tăng trưởng giảm so với dự báo tuần trước xuống còn 6,25% và 5,96% khi dịch kiểm soát được trong quí I và II.

    Các nhóm giải pháp đưa ra gồm tập trung các biện pháp phòng, chống, và kiểm soát dịch; giải pháp hỗ trợ, ổn định đời sống nhân dân, tháo gỡ khó khăn duy trì sản xuất, kinh doanh trong dịch; giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sau dịch. Các bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ các giải pháp trong tháng 2.

    Khối tự doanh bán ròng gần 12 tỉ đồng phiên cuối tuần


    Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trong phiên cuối tuần, khối này mua ròng 11,7 tỉ đồng với khối lượng hơn 1 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro


    Ở chiều bán ra, khối này tập trung áp lực lên cổ phiếu PLX (22,23 tỉ đồng), theo sau là chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (20,28 tỉ đồng).

    Cùng chiều, khối tự doanh bán ra dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu MBB (9,24 tỉ đồng), ELC (4,53 tỉ đồng), CTG (4,22 tỉ đồng) và VPB (3,97 tỉ đồng). Một số cổ phiếu khác lọt top bán ra như VNM, HPG, MWG và VCB.

    Tại phía ngược lại, cổ phiếu MWG dẫn dầu với giá trị mua vào 12,04 tỉ đồng. Bên cạnh đó, các mã ngân hàng như VCB được bộ phận tự doanh mua vào 11,06 tỉ đồng, kế đến là MBB (8,53 tỉ đồng), VPB (8,37 tỉ đồng) và TCB (7,67 tỉ đồng).

    Hai cổ phiếu HPG và STB lần lượt ghi nhận giá trị mua 5,74 tỉ đồng và 5,02 tỉ đồng. Khối tự doanh cũng mua vào cổ phiếu HDB, VHM và chứng chỉ quĩ E1VFVN30.

    Khối ngoại bán ròng 82 tỉ đồng toàn thị trường, ghi nhận phiên thứ tư liên tiếp


    Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 90 tỉ đồng với khối lượng 2,5 triệu đơn vị. Top10 mã đạt giá trị bán ròng cao dẫn đầu là cổ phiếu MSN (19,5 tỉ đồng). Khối ngoại xả hai cổ phiếu HPG và NVL lần lượt 15,9 tỉ đồng và 10,9 tỉ đồng.

    Cùng với đó, NĐT nước ngoài thoái ròng tại mã VIC (9,2 tỉ đồng), BVH (8 tỉ đồng), PVD và KDH (7,5 tỉ đồng), VNM (7,4 tỉ đồng). Ngoài ra còn có VHM và TCH với giá trị bán ròng thấp hơn.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp


    Ngược lại, Top10 mã mua ròng, khối ngoại gom duy nhất chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (18 tỉ đồng). Các cổ phiếu còn lại phía mua ròng ghi nhận giá trị dưới 10 tỉ đồng, đơn cử như STB (8,2 tỉ đồng), GAS (5,6 tỉ đồng) và PLX (4,9 tỉ đồng). Một số cổ phiếu lọt top mua ròng như VRE, DGW và HCM.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp


    Trên sàn HNX, NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng 3,9 tỉ đồng cùng khối lượng 318.308 cổ phiếu. Trong đó, dòng vốn ngoại tập trung tìm đến cổ phiếu VCS (3,6 tỉ đồng). Theo sau đó, khối ngoại mua ròng dưới 1 tỉ đồng các mã TIG (973 triệu đồng), TNG (570 triệu đồng).

    Diễn biến trái chiều, cổ phiếu NTP bị khối ngoại xả 1,9 tỉ đồng, kế đến là BVS (241 triệu đồng), CIA (201 triệu đồng).

    Tương tự tại UPCoM, khối ngoại gom 4,4 tỉ đồng và mua ròng khối lượng 226.480 đơn vị. NĐT nước ngoài rót vốn chủ yếu vào cổ phiếu QNS (3,14 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu VGI ghi nhận giá trị mua ròng 693 triệu đồng, LPB (575 triệu đồng) và VTP (465 triệu đồng). Trong khi đó, khối ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu ACV (996 triệu đồng) và CTR (138 triệu đồng).

    Thành viên HĐQT kiêm cổ đồng lớn của Transimex đăng kí mua 1 triệu cổ phần TMS


    Ông Bùi Minh Tuấn, thành viên HĐQT của CTCP Transimex vừa đăng kí mua 1 triệu cp TMS trong thời gian từ 19/2 đến 19/3 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

    Ông Tuấn hiện là cổ đồng lớn của Transimex với tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ 14,293%. Nếu giao dịch thành công, tỉ lệ năm giữ tại công ty của ông Tuấn dự kiến tăng lên 16,115% vốn cổ phần.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này