Đọc báo mạng Dự án nghìn tỷ Hoàng Thành Pearl và cái giá chục tỷ của thành viên Gelex

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi maximax43kd, 16/2/20.

  1. Đọc báo mạng Dự án nghìn tỷ Hoàng Thành Pearl và cái giá chục tỷ của thành viên Gelex

    Đọc báo mạng Dự án nghìn tỷ Hoàng Thành Pearl và cái giá chục tỷ của...

    LIÊN HỆ (144 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: maximax43kd
    3. Ngày đăng: 16/2/20 lúc 15:07
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. maximax43kd

    maximax43kd Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Cái tên thương mại Hoàng Thành Pearl của dự án địa ốc nghìn tỷ trên mảnh đất nhà xưởng cũ của BTH phần nào cho thấy ý định thực sự của Hoàng Thành Group trong việc chi ra hơn 16 tỷ đồng để thâu tóm thành viên Gelex đang chìm trong thua lỗ... >> Gạch nối Gelex ở dự án nhà ở xã hội 5.351 tỷ đồng

    Xuất phát điểm là một đơn vị quốc doanh, nhà máy chế tạo biến thế Cầu Diễn được cổ phần hóa năm 2005, trở thành Công ty CP Chế tạo biến thế Hà Nội.
    Cũng năm 2005, công ty này sáp nhập vào Công ty CP Thiết bị điện Hà Nội và đổi tên thành Công ty CP Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội. Dĩ nhiên, nó cũng trở thành một thành viên của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex).

    Cuối năm 2010, Công ty CP Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn HNX với mã BTH.

    Tuy nhiên, kết quả hoạt động của BTH cũng sa sút từ đây. Từ một doanh nghiệp làm ăn có lãi, với doanh thu ngót trăm tỷ đồng mỗi năm, BTH liên tiếp thua lỗ trong giai đoạn 2012-2014, trong đó riêng năm 2013 lỗ tới 13,5 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Thực trạng thua lỗ của BTH là một lý do hợp lý để Gelex thoái vốn tại công ty này. Dĩ nhiên, kết quả kinh doanh bết bát sẽ khiến BTH khó được giá.
    Lý giải thực trạng này, lãnh đạo BTH đưa ra một nguyên nhân khá thuyết phục và cũng khá phổ biến với hầu hết các đơn vị có gốc nhà nước: Do máy móc cũ kỹ, lỗi thời, thị trường máy biến áp đi xuống và chịu áp lực cạnh tranh lớn.
    Thực trạng và triển vọng xấu ấy là một lý do hợp lý để Gelex – khi này vẫn là một Tổng công ty Nhà nước (trực thuộc Bộ Công thương) – thực hiện thoái toàn bộ 49,49% cổ phần còn giữ tại BTH.

    Giao dịch được thực hiện vào ngày 17/11/2014, theo phương thức thỏa thuận qua sàn. Bên mua sau đó được xác định là CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành (Hoàng Thành Group), với mức giá 16,3 tỷ đồng, tương đương chỉ 9.400 đồng/cổ phần.


    Thoạt nhìn, đây là một mức giá không đến nỗi nào, bởi cách đó không lâu, BTH vẫn còn ngụp lặn trong vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh bê bết sau ngày niêm yết đã phản ánh vào giá – dĩ nhiên là một cách lý giải thuận tai.

    Bỏ tiền vào BTH, Hoàng Thành Group – một tay chơi bất động sản kín tiếng nhưng có thế lực trên thị trường thủ đô – hẳn không nhắm đến chuyện chế tạo hay kinh doanh máy biến áp.

    Bà chủ Hoàng Thành Group – nữ doanh nhân Nguyễn Thị Bích Ngọc – người đã tham gia cơ cấu quản trị Gelex từ năm 2010 với chức danh Thành viên HĐQT độc lập, hẳn sẽ nhìn thấy những giá trị tiềm ẩn của BTH. Đất có lẽ là một trong số ấy.

    Cụ thể, khu đất tại số 55, đường K2, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là nhà xưởng của BTH, được Sở TNMT Hà Nội cho thuê và cấp Giấy CNQSDĐ từ năm 2007.

    Không bất ngờ khi khu đất nhà xưởng này sau đó đã được quy hoạch thành đất hỗn hợp, để rồi tháng 10/2017, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã cấp Giấy phép quy hoạch dự án cho chủ đầu tư là BTH.

    Tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là 14.786m2, phần đất xây dựng công trình là 12.776m2, đất mở đường theo quy hoạch là 2.010m2. Quy mô xây dựng một tháp 30 tầng nổi, 3 tầng hầm với trung tâm thương mại, văn phòng và 336 căn hộ, cùng 25 căn liền kề, nhà phố. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.108 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 222 tỷ đồng ( chiếm 20%), vốn vay và huy động khác là 886 tỷ đồng (chiếm 80%).

    Cái tên thương mại Hoàng Thành Pearl của dự án Khu hỗn hợp dịch vụ, nhà ở, nhà trẻ và cây xanh tọa lạc trên mảnh đất này phần nào cho thấy ý định thực sự của Hoàng Thành Group trong việc chi ra hơn 16 tỷ đồng để thâu tóm một BTH đang chìm trong thua lỗ năm nào.

    [​IMG]

    Hoàng Thành Group, một nhà phát triển địa ốc có thế lực và đã để lại dấu ấn tại hàng loạt dự án như Hoàng Thành Tower (114 Mai Hắc Đế) hay Mulberryland, ParkCity hẳn không thâu tóm BTH chỉ để làm... máy biến thế.


    Để tương xứng với dự án nghìn tỷ được sắm vai chủ đầu tư, BTH tất nhiên phải tăng vốn. Chủ trương này được quyết nghị tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 của công ty: tăng 7 lần, từ mức 35 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng thông qua việc phát hành 21,5 triệu cổ phần cho 3 nhà đầu tư chiến lược: Hoàng Thành Group (14,52 triệu cổ phần), ông Nguyễn Hoa Cương (1,25 triệu cổ phần), ông Hoàng Ngọc Kiên (5,73 triệu cổ phần).
    Hoàng Thành Group, như đã biết, là cổ đông lớn nhất của BTH. Còn ông Hoàng Ngọc Kiên, theo tìm hiểu là con thứ nam của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc và ông Hoàng Vệ Dũng (Chủ tịch Dugarco).

    Ông Nguyễn Hoa Cương là nguyên Chủ tịch HĐQT Gelex, người đã thực hiện thương vụ chuyển nhượng cổ phần BTH của Gelex cho Hoàng Thành Group vào năm 2014. Hiện, ông Nguyễn Hoa Cương còn được biết đến trong vai trò Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư EPT. Nên biết, năm 2014 lãnh đạo BTH từng trình phương án sáp nhập công ty vào EPT (khi ấy vẫn mang tên cũ là CTCP Sản xuất và Thương mại EMIC) nhưng không thành vì sự phản ứng quyết liệt của cổ đông. Chính vì kế hoạch bất thành này nên cuối năm 2014, BTH mới về nhóm Hoàng Thành Group, sau thương vụ thoái vốn của Gelex như đề cập phía đầu bài.

    Trở lại với BTH, đầu năm 2019, trưởng nam của bà chủ Hoàng Thành Group, là ông Hoàng Ngọc Quân cũng đã hoàn tất việc mua vào 1,29 triệu cổ phiếu, tương đương 5,16% vốn BTH. Theo đó, cập nhật tại ngày 15/1/2020, cơ cấu cổ đông của BTH gồm: Hoàng Thành Group (65%), Hoàng Ngọc Kiên (22,93%), Hoàng Ngọc Quân (5,16%), Nguyễn Hoa Cương (5,05%).

    Như vậy, Hoàng Thành đã hoàn toàn đảm bảo việc chi phối BTH, để an tâm làm chủ và triển khai Hoàng Thành Pearl, nhất là khi khu đất nhà xưởng ngoại thành ngày nào của nhà máy chế tạo biến thế Cầu Diễn đã lên quận (Quận Nam Từ Liêm)./.

    Xuân Thắng
    https://viettimes.vn/du-an-nghin-ty-hoang-thanh-pearl-va-cai-gia-chuc-ty-cua-thanh-vien-gelex-380327.html
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này