Covid-19 chưa qua, Việt Nam xuất hiện 10 ổ dịch cúm A/H5N6, tiêu hủy hơn 4 vạn gia cầm

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi mebetho2309, 13/2/20.

  1. Covid-19 chưa qua, Việt Nam xuất hiện 10 ổ dịch cúm A/H5N6, tiêu hủy hơn 4 vạn gia cầm

    Covid-19 chưa qua, Việt Nam xuất hiện 10 ổ dịch cúm A/H5N6, tiêu hủy...

    LIÊN HỆ (267 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: mebetho2309
    3. Ngày đăng: 13/2/20 lúc 18:57
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. mebetho2309

    mebetho2309 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam xuất hiện 10 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6, buộc tiêu hủy trên 43.200 con gia cầm tại 5 địa phương là Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An. Các mẹ đi chợ mua gà, vịt nhớ chú ý lựa chọn kỹ càng để không mua phải con vật bị bệnh nhé!!
    Ngày 13/2, ôngg Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: Năm 2019, Việt Nam xuất hiện dịch cúm gia cầm tại 70 hộ chăn nuôi, 44 xã, 41 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 133.203 con gia cầm. Các ổ dịch xuất hiện trên gà chiếm 94%, vịt chiếm 5%, ngan chiếm 1%.
    Còn từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 10 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy trên 43.200 con gia cầm tại Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.


    Ảnh minh họa


    Theo ông Đông, hiện cả nước có 9 ổ dịch cúm A/H5N6 chưa qua 21 ngày. Trong đó có 2 ổ dịch tại xã Tân Khang và xã Tân Thọ thuộc huyện Nông Cống và 1 ổ dịch xã Quảng Trường thuộc huyện Quảng Xương của tỉnh Thanh Hóa.
    Tại Nghệ An vẫn còn 3 ổ dịch tại 3 xã: Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu và Quỳnh Bá thuộc huyện Quỳnh Lưu.

    Hà Nội vẫn còn một ổ dịch tại xã Phú Nghĩa huộc huyện Chương Mỹ và 2 ổ dịch tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh và xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

    Cục Thú y cho biết, năm 2019, Cục đã tổ chức lấy mẫu giám sát tại 26 tỉnh, thành phố với tổng cộng gần 4.000 mẫu gộp của trên 19.800 con gia cầm đã được xét nghiệm.


    Dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã xuất hiện ở 5 tỉnh thành trên cả nước


    Kết quả có 37,72% mẫu dương tính với cúm A, trong đó 3,48% mẫu dương tính với virus cúm H5, 1,19% mẫu dương tính với virus cúm H5N1 và 1,82% mẫu dương tính với virus cúm H5N6. Có 0,08% mẫu dương tính với vi rút cúm A/H7, nhưng âm tính với virus cúm A/H7N9.
    Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, thế giới đã ghi nhận các ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Chủng virus cúm A/H5N1 tại Ấn Độ, A/H5N1 tại Trung Quốc; A/H5N6 tại Nigeria, Trung Quốc; A/H5N8 tại Séc, Đức, Hungary, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Nam Phi.

    Tại Đài Loan cũng ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N2 và A/H5N5. Do vậy, nguy cơ bệnh lây lan giữa các nước rất cao.

    Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe - Ảnh: thoidai.com.vn


    Theo Cục Thú y, virus cúm A/H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, chủng virus này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Hiện Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng virus cúm A/H5N6.
    Cơ quan Thú y nhận định, với mật độ gia cầm lớn với tổng đàn 467 triệu con trên cả nước, trong điều kiện thời tiết bất lợi nguy cơ xuất hiện và lây lan dịch cúm gia cầm rất cao, đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhất trong điều kiện dịch viêm phổi cấm do chủng virus corona mới Covid-19 (nCoV) đang diễn biến phức tạp.

    Chưa kể, dù chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, tuy nhiên nguy cơ virus cúm A/H7N9 và một số chủng virus khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm nhiễm là cao.

    Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội), Hà Nội chính là địa phương đầu tiên đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm chủng A/H5N6 tại huyện Chương Mỹ. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 2.397 con.

    Cụ thể, ngày 3/2, đàn vịt thương phẩm của hộ ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ có hiện tượng ăn ít, sốt cao, đầu sưng, cổ nghẹo, bơi lòng vòng, trong 2.397 con đã chết 385 con. Ngay lập tức, cán bộ thú y xuống lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Kết quả, ngày 4/2, cơ quan Thú y vùng I báo chúng dương tính với cúm A, chủng H5N6.

    Ngay sau đó, cơ quan Thú y phối hợp với chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ đàn vịt bị bệnh, lập chốt kiểm dịch ngăn không cho vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm ra khỏi thôn. Cùng với đó, tiến hành khử trùng tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi 1 lần/ngày trong 7 - 10 ngày; tại thôn, xã 1 lần/tuần. Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã cho bao vây đàn gia cầm trên địa bàn xã Phú Nghĩa với tổng số trên 300.000 con.

    Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus cúm thuộc nhóm A/H5N6 gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút...
    Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong. Bộ Y tế yêu cầu, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính hoặc viêm phổi nặng mà người bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh chết trong vùng dịch cúm A/H5N6 thì cơ sở y tế điều trị phải lưu ý lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

    Nguồn thông tin và ảnh từ: tienphong.vn
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này