Con sẽ tránh xa tivi , điện thoại nếu Ba Mẹ biết đến điều này

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Cherry-Thành, 22/2/20.

  1. Con sẽ tránh xa tivi , điện thoại nếu Ba Mẹ biết đến điều này

    Con sẽ tránh xa tivi , điện thoại nếu Ba Mẹ biết đến điều này

    LIÊN HỆ (156 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Cherry-Thành
    3. Ngày đăng: 22/2/20 lúc 14:04
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    ‍♂‍♀ 8 CÁCH ĐƠN GIẢN NHƯNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC XÂY DỰNG KỸ NĂNG TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ
    Khi chúng ta nói về tư duy logic nghĩa là chúng ta đang nói đến mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Về cơ bản, đây cũng là cách mà một người từ đó có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai

    Nếu một người càng có khả năng tư duy vấn đề một cách hợp lý thì khả năng học tập của họ cũng trở nên tốt hơn. Và điều này giúp cải thiện khả năng phân tích của não bộ. Kỹ năng tư duy logic sẽ mang lại những lợi ích như:


    Người có khả năng tư duy logic sẽ dễ dàng tìm ra được mối tương quan những giữa sự vật, hiện tượng.
    Khả năng mắc lỗi, phạm sai lầm của những người có tư duy logic là khá thấp.
    Trẻ có kỹ năng tư duy logic mạnh sẽ học tập tốt hơn ở trường vì hiểu được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, chẳng hạn với môn tiếng Anh, trẻ nhận thấy khả năng nghe của mình tốt hơn là do chép chính tả nên trẻ sẽ tiếp tục duy trì thói quen này.
    Những cá nhân có tư duy logic sẽ thành công hơn trong công việc vì họ có kế hoạch phát triển đúng đắn.
    Với trẻ sắp 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hiểu rằng mọi thứ đều có sự kết nối, liên kết với nhau. Ví dụ, “mình cần phải ăn thì mới có thể lớn.” Trẻ cũng sử dụng khả năng ngôn ngữ đang ngày một tốt lên của mình để đặt câu hỏi về những gì mình thấy, nghe và trải nghiệm về thế giới xung quanh. Đó là lý do vì sao mà dường như mọi đứa trẻ 2 tuổi đều hỏi câu: “Tại sao❓”

    Chính khả năng tư duy logic - khi đặt những thứ có liên quan cạnh nhau – là điều thiết yếu để trẻ học cách giải quyết vấn đề và thành công hơn trong học tập và cuộc sống sau này.

    Do vậy, bố mẹ có thể hỗ trợ phát triển khả năng tư duy logic cho con từ rất sớm.

    BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ?

    1⃣. Đừng trả lời câu hỏi của trẻ ngay lập tức.

    Đầu tiên, hãy để trẻ nghĩ xem câu trả lời có thể là gì. Và điều này sẽ khiến trẻ bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Bố mẹ cũng cần lắng nghe một cẩn thận những gì con nói và ghi nhận ý kiến của con. Và sau , bố mẹ cho trẻ câu trả lời chính xác. Ví dụ, nếu trẻ hỏi: “Vì sao trời lại tối?” Sau khi con nghĩ thêm và có câu trả lời là: “Vì trời tối nên mọi người có thể đi ngủ”. Lúc ấy, bố mẹ có thể đáp lại rằng: “Đúng là mình sẽ dễ ngủ hơn khi trời tối” và sau đó tiếp tục giải thích một cách đơn giản nhất có thể về hiện tượng mặt trời mọc và lặn mỗi ngày.

    2⃣. Đặt nhiều câu hỏi cho con

    Những câu hỏi có thể liên quan đến một ngày của con, về những thứ xảy ra xung quanh con và bắt đầu bằng câu hỏi với từ “Tại sao?”. Chẳng hạn như: “Tại sao con nghĩ cái lá lại rơi từ trên cây xuống nhỉ?”, “Tại sao lại có mưa nhỉ?”… Khi bố mẹ đặt những câu hỏi tại sao như thế này sẽ giúp trí não của bé hoạt động và cũng để trẻ thấy được rằng bố mẹ đang quan tâm và ghi nhận ý kiến của con.

    3⃣. Dành thời gian để cho con chơi trò chơi đóng vai

    Bố mẹ hãy để con được làm “đạo diễn”. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển những ý tưởng của riêng mình. Nó cũng giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy khi con cần tạo sự liên kết trong những câu chuyện của mình: “Chó con phải về nhà vì trời mưa.” Bố mẹ có thể giúp con phát triển thêm ý tưởng này bằng cách đặt câu hỏi: Chó con sẽ cảm thấy như thế nào nhỉ? Cho con sẽ cố gắng làm gì? Tại sao lại thế nhỉ? Chuyện gì sẽ xảy tiếp theo?

    4⃣. Tạo sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại

    Bố mẹ có thể giúp con có tư duy logic hơn từ chính việc lấy hành động trước - sau của trẻ làm minh chứng để trẻ hiểu rõ hơn. Ví dụ, trẻ phải đeo găng tay vì tay trẻ có thể bị lạnh nếu không làm vậy. Trẻ cần phải mang theo khăn tắm để có thể lau người và không còn bị ướt sau khi tắm.

    5⃣. Sử dụng những hoạt động thường ngày để giúp con chú ý hơn về những khuôn mẫu lặp đi lặp lại

    Bố mẹ có thể dùng lời nói để giải thích cho trẻ biết về những hoạt động mang tính lặp đi lặp lại, để vừa giúp trẻ trở thành người có tư duy logic mà cũng giúp cho khả năng ngôn ngữ của trẻ trở nên tốt hơn. Chẳng hạn như: “Con có thấy rằng mỗi khi con chó rên rỉ thì nó cần phải đi vệ sinh không?” hoặc “khi nào máy giặt kêu “bíp bíp” thì tức là nó đã giặt xong rồi đó.”

    6⃣. Giúp con hiểu được cảm nhận về thời gian

    Bằng cách dùng ứng dụng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại với những hoạt động cần cân đong đếm thời gian sẽ giúp con hiểu khái niệm về thời gian (để giúp trẻ hiểu rằng 5 hay 10 phút sẽ có cảm giác như thế nào). Ngoài ra, điều này cũng cho trẻ khả năng kiểm soát khi biết rằng lúc nào sự thay đổi sẽ diễn ra. Ví dụ, nếu bố mẹ luộc trứng và hẹn giờ là 10 phút, trẻ sẽ được quan sát thời gian trôi cho đến khi về đến mốc 0 và hiểu rằng khi ấy là trứng đã chín.

    7⃣. Giúp con thử những giải pháp khác nhau khi vấn đề xảy ra

    Khi thấy trẻ bị tắc ở đâu đó, bố mẹ có thể đề xuất những cách khác để giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu trẻ cần một cây đũa phép để chơi trò chơi đóng vai, bố mẹ có thể hỏi trẻ đồ dùng nào trong gia đình mình mà trẻ có thể dùng để giả làm cây đũa thần.

    8⃣. Cho con được tham gia nhiều hoạt động cần sử dụng tư duy logic

    Bố mẹ có thể tạo điều kiện để con được giải các bài toán, chơi các trò chơi mang tính logic như chơi cờ, xếp hình, rubik... hay đọc các cuốn truyện, xem những bộ phim có tính chất trinh thám.

    ☺☺ Bố mẹ có thể thấy rằng chỉ bằng những hành động đơn giản kết hợp với quan sát và lắng nghe con mỗi ngày là mình cũng có thể giúp tăng cường khả năng tư duy logic của con, giúp con có thêm nhiều bài học bổ ích. Khi ấy, với bé, quá trình vừa học vừa chơi cũng trở nên thú vị hơn nhiều nếu có bố mẹ đồng hành, hỗ trợ
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này