Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/2

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 11/2/20.

  1. Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/2

    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/2

    LIÊN HỆ (535 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 11/2/20 lúc 19:29
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    VGI đủ khả năng để vượt qua ngưỡng 28

    CTCK BIDV (BSC)

    Cổ phiếu VGI của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel đang trên đà hồi phục trở lại sau khi đã giảm giá kéo dài trong 4 tháng cuối năm ngoái và cũng đã tạo quá trình tích lũy tại khu vực 22-26.

    Hôm nay 11/2, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu tăng hơn 10% để chính thức xác lập mô hình vai đầu vai đảo ngược khởi đầu cho một chu kỳ tăng mới.

    Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Các đường EMA vừa xuất hiện Golden Cross càng làm củng cố thêm cho trạng thái tích cực của cổ phiếu. Bên cạnh đó, chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua cho thấy dư địa tăng ngắn hạn vẫn còn.

    Theo đánh giá của chúng tôi, VGI hoàn toàn có đủ khả năng để vượt qua ngưỡng kháng cự gần nhất tại giá 28 để hướng về mục tiêu trung hạn ở xung quanh mốc 33.

    Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW

    CTCK Dầu khí (PSI)

    Năm 2019, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (POW) ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, sản lượng và doanh thu đều tăng so với năm 2018.

    Doanh thu cả năm đạt 35.421 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và vượt 10% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 2.837 tỷ đồng, tăng 48%. Tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ đạt 8% (năm 2018 đạt 7%).

    Các nhà máy điện khí Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định, hiệu quả, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhà máy điện than Vũng Áng 1 trong năm 2019 đã giảm bớt sự cố so với năm 2018, đồng thời lượng than cấp từ TKV tăng, đảm bảo theo cam kết/ kế hoạch đề ra, nhà máy điện vận hành đạt sản lượng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 100% kế hoạch sản lượng được giao.

    Sản lượng điện thương mại đạt 22.445 Triệu kwh (tăng 7%) so với năm ngoái. Cụ thể, sản lượng điện khí đạt 15.815 Triệu kwh (tăng 6,27%) nhờ các nhà máy được huy động ở công suất cao, bù đắp lượng điện thiếu từ nhà máy thủy điện và do nhu cầu phụ tải tăng cao trong giai đoạn mùa khô. Sản lượng điện từ nhiệt than tăng 14% và thủy điện giảm 15,3% do hiện tượng Elnino trở lại trên diện rộng, hầu hết lượng nước các hồ thủy điện đều thấp nên không đảm bảo kế hoạch sản lượng.

    Tình hình tham gia thị trường điện: Giá thị trường toàn phần năm 2019 đạt 1.208,51 đồng/kWh, cao hơn cùng kỳ năm 2018 (1.045,31 đồng/kWh) cho thấy khả năng trả giá trên thị trường cạnh tranh của công ty.

    Chi phí khấu hao năm 2019 chiếm 11 % tổng chi phí, giảm 20% so với năm 2018 do nhà máy nhiệt điện Cà Mau đã hết chi phí khấu hao góp phần cải thiện biên lợi nhuận của POW.

    Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của POW sẽ duy trì ở mức ổn định từ 4-6% trong 2 năm tới, sau đó mức tăng trưởng sẽ tăng lên 2 con số sau khi dự án nhà máy điện 3&4 đi vào hoạt động (dự kiến sẽ phát điện vào cuối năm 2023).

    Ngoài ra, chúng tôi dự kiến rủi ro về thiếu hụt khí đốt có thể giảm từ năm 2021. Mỏ khí mới Sao Vàng - Đại Nguyệt sắp đi vào hoạt động khai thác vào tháng 10 năm 2020. Dự án xây dựng ba tàu chở dầu tại Hải Linh LNG đã hoàn thành và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm 2020. Dự án LNG Thị Vải đã khởi công vào tháng 10 năm 2019 và sẽ hoạt động vào năm 2023; dự án này có thể đẩy nhanh để cung cấp khí từ năm 2021.

    POW đã được chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4. Hai nhà máy mới này có tổng công suất là 1.500MW, sử dụng LNG làm nhiên liệu. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho 2 nhà máy này là 1,4 tỷ USD. Dự kiến 2 nhà máy sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2023, nâng thêm 9.000 triệu kWh sản lượng điện cho POW, tăng khoản 40% so với hiện tại.

    Khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu BSR

    CTCK Dầu khí (PSI)

    Sản lượng sản xuất kinh doanh ổn định: Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành có công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu/năm, tương đương với 148 nghìn thùng dầu/ngày. Hiện nay, nhà máy cung cấp từ 30%-35% nhu cầu xăng dầu trong nước. Trong năm 2019, nhà máy hoạt động với công suất ở mức 107% công suất thiết kế với tổng sản lượng đạt 6,93 triệu tấn, hoàn thành 107,4% kế hoạch năm.

    Tình hình tài chính và dòng tiền duy trì tích cực: Trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều thách thức, tình hình tài chính, dòng tiền của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR - UPCoM) vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển biến tích cực trong năm 2019.

    Tính đến cuối năm 2019, tổng nợ vay chịu lãi chỉ còn 6,298 tỷ đồng chiếm 11,8% tổng nguồn vốn, số dư nợ vay chiu lãi hiện đã giảm 3,833 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Dư nợ giảm giúp chi phí tài chính của doanh nghiệp được giảm mạnh.

    Nửa cuối quý II tới nay, giá dầu lại tiếp tục quay đầu đi xuống, đồng thời crack spread (chênh lệch giữa giá các sản phẩm bán ra và giá dầu thô nguyên liệu đầu vào) của các sản phẩm hóa dầu duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các nhà máy lọc dầu.

    Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối năm 2019, giá dầu thô có giai đoạn tăng giá rất tốt; trong đó giá dầu thô Brent đã tăng gần 10%. Mức giá trung bình tháng 11/2019 khoảng 60 USD/thùng, đến cuối tháng 12/2018 là 68 USD/thùng. Do biên xăng dầu thấp hơn năm ngoái, BSR trong năm 2019 ghi nhận doanh thu đạt 103 nghìn tỷ đồng (giảm 8,2% so với cùng kỳ).

    Dự kiến trong năm 2020, BSR thực hiện đợt bảo dưỡng lớn, tổng doanh thu thuần sẽ giảm so với năm ngoái, ước tính đạt 88,734 tỷ đồng, lợi nhuận gộp ước lượng đạt 3.712 tỷ đồng (giảm 3,6%) so với năm 2019. Theo đó, PSI ước tính lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020 là 2.844 tỷ đồng và EPS đạt 926 đồng.

    Lợi thế về thuế: BSR được hưởng lợi về thuế đối với mặt hàng dầu thô nhập khẩu: đối với mặt hàng xăng lần lượt là 10% giai đoạn 2017 – 2020, 8% từ 2021 – 2022 và đến năm 2023 sẽ còn là 5%;

    Đáng chú ý, BSR sẽ được hưởng lợi từ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dầu thô được giảm từ mức 5% hiện nay xuống 0% kề từ 1/11. Chúng tôi ước tính với việc hưởng lợi thuế kể trên sẽ giúp BSR giảm chi phí từ 650 – 700 tỷ/năm với tỷ lệ dầu thô nhập khẩu như hiện tại.

    Cracking Margin phục hồi: Chúng tôi đánh giá Cracking Margin trong trong năm 2020 hồi phục nhẹ trở lại do: (1) Giá dầu bình ổn (2) OPEC tiếp tục điều chỉnh, cắt giảm sản lượng dầu thô. Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì giá dầu thô ở mức từ 60 - 68 USD/thùng sẽ chỉ duy trì trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 bởi một số yếu tố, đặc biệt là việc OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng đến hết Quý I/2020

    Bên cạnh đó, sản xuất dầu DO, MFO đat tiêu chuẩn mới làm gia tăng hiệu quả Theo quy định mới của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) từ 1/2020, tàu biển phải sử dụng dầu MFO có hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5%. Theo đánh giá của các chuyên gia, về lâu dài, những nhà máy sản xuất dầu thô ngọt nhẹ sẽ được hưởng lợi từ quy định này.

    BSR là nhà máy có thể sản xuất dầu sản lượng lớn 2,6 triệu tấn dầu DO hàm lượng lưu huỳnh thấp và 192 nghìn tấn MFO đạt tiêu chuẩn mới. Ngày 29/11/2019 đã xuất bán lo dầu MFO đầu tiên với khối lượng là 6.000 tấn. Đây là tín hiệu tích cực trong tiến trình gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm tới.

    Khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu OIL

    CTCK Dầu khí (PSI)

    Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP trong dài hạn nhờ kế hoạch thoái vốn của nhà nước và sự tham gia của cổ đông chiến lược trong thời gian tới.

    Kết thúc năm 2019, OIL đã thu về 79.920 tỷ đồng doanh thu và 398 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Theo đó, công ty đã hoàn thành 163% kế hoạch về doanh thu và 91% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.

    Công ty cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xuất bán dầu thô và cung cấp đầy đủ, kịp thời dần thô trong nước và nhập khẩu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Tổng sản lượng kinh doanh xăng dầu bán lẻ của PV OIL trong năm 2019 đạt 3,150 nghìn tấn, hoàn thành 98% kế hoạch cả năm. Sản lượng xăng E5 đạt 600.000 m3, tương đương hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất trong năm

    Dự kiến hoạt động kinh doanh của OIL năm 2020 tiếp tục được duy trì ổn định. Tuy nhiên doanh thu dự kiến năm 2020 giảm so với ngoái do biến động nguồn cung dầu từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (giảm sản lượng do tiến hành bảo trì).

    Trong chiến lược phát triển của OIL, doanh nghiệp sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu nhằm cải thiện biên lợi nhuận. Chiến lược này đang gặp phải rủi ro do mặt bằng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu tại các trung tâm thành phố lớn không còn nhiều. Do đó, OIL Đẩy mạnh triển khai Chương trình PVOIL Easy và các hình thức thanh toán điện tử tích hợp.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này