Câu chuyện về cái bàn chải đánh răng: từ phát minh vĩ đại đến mối nguy của nhân loại

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi tieumitinhte@gmail.com, 17/2/20.

  1. Câu chuyện về cái bàn chải đánh răng: từ phát minh vĩ đại đến mối nguy của nhân loại

    Câu chuyện về cái bàn chải đánh răng: từ phát minh vĩ đại đến mối nguy...

    LIÊN HỆ (247 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: tieumitinhte@gmail.com
    3. Ngày đăng: 17/2/20 lúc 21:40
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Kể từ khi được ra đời vào những năm 1930, đến nay, số lượng bàn chải nhựa được sản xuất, tiêu dùng và vứt đi mỗi năm đã gia tăng một cách đều đặn. Trong nhiều thế kỷ, bàn chải đánh răng về cơ bản được làm tự các loại vật liệu tự nhiên. Nhưng từ những năm đầu của thế kỷ 20, những ngày đầu của ngành công nghiệp đồ dùng nhựa, các nhà sản xuất mới bắt đầu dùng loại vật liệu này để làm ra chiếc bàn chải như chúng ta hiện thấy ngày nay.
    Tốn hàng trăm, thậm chí hàng ngăn năm để nhựa có thể phân hủy, điều đó có nghĩa là gần như tất cả bàn chải đánh răng được tạo ra từ năm 1930 đến nay đều đang ở đâu đó trên địa cầu này, có thể là trong các bãi rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương. Giờ đây, một số nhà thiết kế muốn định nghĩa lại bàn chải theo cái cách nó đã từng, ít nhất là thân thiện hơn với môi trường. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta có lẽ cần phải ngược dòng thời gian để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với bàn chải đánh răng.

    Một phát minh vĩ đại?

    [​IMG]

    Mọi người ai cũng thích có một hàm răng trắng sáng và sạch sẽ, điều này cũng đúng đối với loài người cách đây hàng trăm năm. Năm 2003, một khảo sát thực hiện bởi viện MIT (Mỹ) cho thấy bàn chải được đánh giá cao hơn cả ô tô, laptop hay điện thoại di động trong danh sách những món đồ không thể sống mà không có nó. Con người đã cảm thấy như vậy suốt một thời gian dài.

    Các nhà khảo cổ học từng tìm thấy một dạng "tăm xỉa răng" trong các ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Đức Phật được cho là đã nhai cành của một loại cây đặc biệt cho đến lúc phần đầu của nó đủ mịn để đóng vai trò là những chiếc lông bàn chải như hiện nay, sau đó dùng để làm sạch răng. Lông nhím lại là thứ được người La Mã chọn để đánh răng vào mỗi buổi sáng.

    Chăm sóc răng là vấn đề dường như khắc sâu vào đầu của Minh Hiếu Tông, vị hoàng đế thứ 10 của triểu đại nhà Minh ở Trung Quốc. Ông là người đã thiết kế ra chiếc bàn chải đánh răng có hình dáng gần giống nhất với bàn chải của chúng ta ngày nay. Bộ phận làm sạch răng của mẫu bàn chải này là một búi lông lợn rừng ngắn được cố định vào một cái xương hoặc que gỗ để cầm.

    Thiết kế đơn giản đó về cơ bản đã không thay đổi và tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng dường như nó không dành cho số đông. Lông lợn rừng và tay cầm làm từ xương từng là những thứ vật liệu đắt tiền và lạ mắt, điều đó nghĩa là chỉ những ai giàu có mới có tiền mua bàn chải để mà đánh răng. Số còn lại đã phải nhai các que làm từ cành cây, dùng mảnh vải, ngón tay,...hoặc đơn giản là không làm gì. Ở giai đoạn cuối những năm 1920, cứ 4 người Mỹ mới có 1 người sở hữu bàn chải đánh răng.

    Chiến tranh đã thay đổi mọi thứ

    [​IMG]

    Mãi đến cuối thế kỷ 19, khái niệm về chăm sóc sức khỏe răng miệng dành cho mọi người, bất kể giàu nghèo mới bắt đầu được lan truyền trong cộng đồng. Và một trong những động lực thúc đẩy cho ý tưởng này đến từ chiến tranh. Giữa những năm 1800, Nội chiến Mỹ nổ ra, súng chỉ có thể lên đạn 1 viên 1 lần, thuốc súng và đạn được bọc trong nhiều lớp giấy. Khi sử dụng, những người lính cần phải xé các lớp giấy xoắn vào nhau này bằng răng của họ, nhưng không phải răng của ai cũng đủ khỏe để làm chuyện này.

    Vài nha sĩ phục vụ cho quân liên bang của miền Bắc bày tỏ sự tuyệt vọng về tình trạng răng của những người xung quanh họ, nhưng thời điểm ấy, chăm sóc nha khoa không phải là vấn đề được chú trọng hàng đầu tại đây. Trái lại, ở miền Nam, quân Liên minh rất coi trọng sức khỏe răng miệng. Một nha sĩ quân y đã thành công trong việc truyền tải thông điệp đến mức mỗi người lính trong đơn vị của ông ta đều nhét 1 chiếc bàn chải đánh răng nhỏ vào túi áo để luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

    Trải qua 1 cuộc chiến dường như chưa đủ để bàn chải đánh răng được chú trọng đến mức buộc phải có mặt trong mọi phòng tắm của tất cả ngôi nhà. Thế chiến thứ 1 bùng nổ, quân đội Hoa Kỳ nhận thấy họ có một vấn đề vốn chưa được khắc phục triệt để từ lúc Nội chiến - sức khỏe răng miệng của người lính. Những thanh niên khỏe mạnh được tuyển dụng vào quân đội cần có đủ 6 chiếc răng, trong đó bao gồm răng hàm trên / dưới đủ tốt để có thể ăn những khẩu phần ăn vốn khô khan và khó nuốt.

    Nhiều thanh niên trai tráng bị đánh rớt ở bài kiểm tra này. Đến Chiến tranh thế giới thứ II, các binh sĩ lúc này mới được hướng dẫn cách chăm sóc và giữ cho răng khỏe. Nha sĩ trở thành cái tên cần phải có trong mỗi tiểu đoàn và bàn chải đánh răng bắt đầu được cấp cho quân đội. Chiến tranh kết thúc, họ trở về nhà và cũng mang theo thói quen chăm sóc răng miệng đó.

    Không chỉ quân đội, ý thức về việc giữ gìn sức khỏe răng miệng có lẽ cũng thay đổi trên khắp cả nước. Các nha sĩ tin rằng hàm răng tệ là dấu hiệu của bệnh tật, dinh dưỡng kém và xem thường việc vệ sinh cá nhân. Các chuyên gia về nha khoa bắt đầu đặt ra những câu hỏi về chăm sóc răng như 1 vấn đề xã hội, đạo đức và thậm chí là lòng yêu nước. Những chiến dịch tuyên truyền về lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe răng lan rộng trên toàn quốc. Đa phần, các chiến dịch đó hướng đến người nghèo, những người nhập cư hoặc phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

    Nhựa bắt đầu bước vào cuộc chơi

    [​IMG]

    Khi nhu cầu bàn chải đánh răng tăng cao, sản xuất cũng được đẩy mạnh và một trong những nhân tố đắc lực nhất hỗ trợ cho quá trình này chính là các loại vật liệu mới, trong đó có nhựa. Vào đầu những năm 1900, các nhà hóa học phát hiện họ có thể tạo ra một loại vật liệu bền, bóng bẩy, thỉnh thoảng lại có thể nổ...Chúng được làm từ hỗn hợp của nitrocellulose và long não - một chất nhờn có mùi thơm từ cây nguyệt quế.

    Loại vật liệu mới này có tên là celluloid, thích hợp để tạo hình thành nhiều vật dụng khác nhau, rẻ tiền và thật tuyệt để dùng làm bàn chải đánh răng. Năm 1938, phòng thí nghiệm quốc gia Nhật Bản lần đầu giới thiệu với công chúng một loại sợi mịn và mượt mà, với tiềm năng ứng dụng vào việc may những chiếc dù bền bỉ hơn cho quân đội. Cùng lúc đó, công ty hóa nhất DuPont có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng tung ra vật liệu gần tương tự: nylon.

    Với đặc tính mềm mượt, cứng cáp nhưng cũng linh hoạt, vật liệu mới này ngay lập tức được cho là sự thay thế hoàn hảo cho lông lợn rừng vốn đắt tiền và có tính giòn, dễ dẫn đến gãy. Đến năm 1938, công ty Dr.West's bắt đầu sản xuất những chiếc bàn chải đánh răng đầu tiên làm từ nhựa và sợi nylon, vốn được quảng cáo là "kháng nước, khả năng chải răng sạch hơn và tuổi thọ cao hơn so với các loại bàn chải dùng lông tự nhiên".

    Giá bán cho mỗi chiếc bàn chải như vậy vào khoảng 50 xu thời ấy, tương đương với khoảng 8 đô la Mỹ hiện tại. Và kể từ đó, phần tay cầm làm từ cũng được thay bằng các loại nhựa mới, phần lông cũng được cải tiến với cấu trúc phức tạp hơn nhằm cho hiệu suất chải tốt hơn.

    [​IMG]

    Nhựa chứng minh được nó hiệu quả trong việc thay thế các vật liệu tự nhiên, cả về chi phí lẫn độ bền trong quá trình sử dụng. Và cũng chính vì vậy, thiết kế bàn chải không thay đổi qua nhiều năm, đồng thời, vật liệu dùng để tạo thành cũng không thay đổi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, mỗi người nên thay bàn chải sau 3 hoặc 4 tháng một lần.

    Và với tốc độ như vậy, chỉ tính riêng đất Mỹ, mỗi năm, lượng bàn chải thải ra môi trường đã hơn 1 tỷ cái. Và nếu tất cả mọi người trên thế giới đều có thói quen này, khoảng 23 tỷ chiếc bàn chải đánh răng sẽ bị vứt đi hàng năm. Ngoài bàn chải truyền thống, bàn chải điện cũng dần trở nên phổ biến, nghĩa là sau khi kết thúc dòng đời, không chỉ nhựa và còn có pin bị thải ra các bãi phế liệu.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này