Cá có chân được tìm thấy ở Cao Bằng: Loài vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại nước ta

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi trungnguyenK, 15/11/19.

  1. Cá có chân được tìm thấy ở Cao Bằng: Loài vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại nước ta

    Cá có chân được tìm thấy ở Cao Bằng: Loài vật quý hiếm, có nguy cơ...

    LIÊN HỆ (172 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: trungnguyenK
    3. Ngày đăng: 15/11/19 lúc 20:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. trungnguyenK

    trungnguyenK Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Cá gì mà có cả chân. Lạ quá các mẹ ạ.Người dân ở Cao Bằng vừa phát hiện ra một sinh vật rất lạ lùng, các mẹ ạ. Khi đi lấy nước tại khe suối ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình thì họ bỗng nhìn thấy vài con cá… có chân. Cụ thể thì mấy con cá này có lớp vảy trông như da cóc, đuôi thì nhìn như cá chạch, bụng có hoa gấm vàng đỏ. Chúng chỉ dài tầm 10 - 15cm, nặng 80 - 100g.


    Cá có chân ở Cao Bằng. Ảnh: Hoàng Phúc.

    “Cá có chân” này có vẻ rất nhát, cứ nghe tiếng động là chúng bỏ trốn thôi. Lúc bị người ta bắt được, nó sẽ tiết ra chất nhựa có mùi hắc lắm luôn. Theo người dân ở đấy thì cá này gọi là “cá Bèo Cao”, rất quý. Thường thì cá được tìm thấy ở khe đá những vùng nước lặng.
    Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), thì sinh vật vừa được phát hiện là loài cá cóc quảng tây (tên khoa học là Paramesotriton quangxiensis). Loài này rất quý hiếm đó các mẹ, nằm trong sách đỏ và thuộc diện “nguy cấp”. Chúng được trông thấy có mặt ở Việt Nam từ năm 1984.

    Hiện tại thì ở Việt Nam đã ghi chép lại sự tồn tại của 7 loài cá cóc. Số lượng loài này ở nước ta đang sụt giảm đáng báo động vì nạn săn bắt nuôi làm cá cảnh, môi trường sống của chúng thì bị phá hủy, dịch bệnh lây lan.


    Ảnh: youtube

    Cá cóc quảng tây chủ yếu hoạt động và tìm thức ăn dưới nước vào ban đêm. Không chỉ nhút nhát, mà chúng cũng rất bí ẩn đó các mẹ. Ban ngày thì chúng chỉ trốn trong các khe đá chứ không hoạt động. Vào mùa đông, khi nhiệt độ nước xuống dưới 18 độ C thì bọn cá này cũng ngưng hoạt động.
    Sống dưới nước, nhưng cá này thường đẻ trứng trên cạn và những hốc đá trên mặt nước. Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

    Nguồn tham khảo: msn, tiền phong
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này