6 nguyên nhân 'không ngờ' khiến bạn phẫu thuật rồi vẫn cận lại như thường!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Mixita02, 25/6/19.

  1. 6 nguyên nhân 'không ngờ' khiến bạn phẫu thuật rồi vẫn cận lại như thường!

    6 nguyên nhân 'không ngờ' khiến bạn phẫu thuật rồi vẫn cận lại như thường!

    LIÊN HỆ (217 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Mixita02
    3. Ngày đăng: 25/6/19 lúc 10:44
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Mixita02

    Mixita02 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mình bị cận 4 độ loạn 3 độ rồi nên đang có ý định đi mổ mắt. Tuy nhiên, mình thấy có khá nhiều người bảo là sau khi mổ xong kiểu gì cũng cận lại cho mà xem, dù có mổ phương pháp gì cũng vậy nên mình hơi hoang mang một chút. Hôm nọ, chồng mình có liên lạc thử với bạn hỏi xem sao thì anh ấy kêu là cũng có khả năng bị cận lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng thế, những người bị cận lại là có nguyên nhân cả.

    [​IMG]

    Làm việc với máy tính
    Theo Ths.BS Phạm Thị Hằng (Trưởng khoa Khúc xạ - BV mắt Quốc tế DND) thì sau khi mổ cận thị, nếu mọi người liên tục làm việc 8 tiếng/ngày với máy tính thì khả năng tái cận thị rất cao. Bởi sau phẫu thuật, các dây thần kinh mắt đang cần thời gian để phục hồi. Nếu liên tục làm việc, mắt sẽ bị mỏi. Chưa kể, bức xạ từ máy tính, điện thoại gây ảnh hưởng không tốt cho mắt.

    Bác sĩ cũng khuyên nếu tính chất công việc yêu cầu phải ngồi máy nhiều thì mọi người nên chia nhỏ thời gian để mắt có thể nghỉ ngơi. Cứ 45 phút mọi người nên ra ngoài hoặc nhìn đi đâu đó để giảm căng thẳng cho mắt. Như vậy thì tỷ lệ bị cận lại sẽ giảm đi một nửa.

    Phẫu thuật khi mắt không đủ điều kiện

    Bạn chỉ nên tiến hành phẫu thuật khi mắt đạt đủ các yêu cầu sau:

    + Độ khúc xạ ổn định, nằm trong giới hạn mà các bác sỹ cho phép.

    + Cấu trúc giác mạc bình thường: Độ dày và độ cong của giác mạc phù hợp để thực hiện được phương pháp phẫu thuật. Giác mạc không xuất hiện những hình dạng bất thường.

    + Mắt không được bị nhược thị, lác, bị viêm hay mắc những bệnh liên quan tới võng mạc, thủy tinh thể.

    Chỉ khi nào mắt đáp ứng đầy đủ những điều kiện này thì mới nên phẫu thuật còn không thì thôi. Chứ nếu không thì bạn phẫu thuật cũng như không. Nếu giác mạc có vấn đề mà vẫn cố phẫu thuật sẽ chỉ khiến tình trạng cận, loạn của mắt tồi tệ hơn.

    Tồn dư độ cận ngay sau phẫu thuật

    Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sỹ sẽ xác định độ cận của mắt để tiến hành phẫu thuật. Nếu độ cận sai sẽ dẫn tới việc làm phẫu thuật xong, độ cận không được triệt tiêu hết. Do đó, bạn vẫn bị tật khúc xạ như thường.

    Do cận bẩm sinh

    Những người bị cận bẩm sinh do yếu tố di truyền thường bị rất nặng, tốc độ tăng nhanh hơn hẳn. Các chuyên gia cũng cho biết, nếu bị cận bẩm sinh mà thực hiện phẫu thuật chỉ làm giảm độ cận chứ không hết được. Khả năng những người thuộc nhóm này tái cận thị cao hơn tới 80% người bình thường.

    Do độ cận cao (trên 6D), độ loạn cao (trên 2D)

    Theo các bác sỹ, với những người mà độ cận, loạn cao thì phẫu thuật chỉ giúp mắt bạn nhìn sáng rõ hơn chứ không thể hết được. Bởi, việc bạn bị cận thị, loạn trong một thời gian dài khiến võng mạc bị ảnh hưởng lớn. Do đó, khi làm phẫu thuật, các bác sỹ chỉ có thể tác động lên phần giác mạc để thay đổi độ khúc xạ chứ không thể khiến võng mạc khỏe hẳn lên được. Vì vậy, những người bị cận, loạn cao, cận trong thời gian dài thì dễ bị cận lại.

    Do cấu trúc mắt

    Có những người khi phẫu thuật xong chẳng được bao lâu đã bị cận lại. Đó là do cấu trúc mắt của bệnh nhân không thuận lời cho việc phẫu thuật như mắt nhỏ, hốc mắt hẹp hoặc bán kính cong… Điều này ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiến hành phẫu thuật cũng như phục hồi của giác mạc.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này