FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Vắc-xin được xem như một phép lạ của khoa học hiện đại, giúp bảo vệ trẻ em khỏi các căn bệnh nghiêm trọng cũng như các biến chứng của nó. Dưới đây là danh sách 6 loại vắc-xin quan trọng nhất mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ. 1. Vắc-xin ngừa lao Hay vắc-xin BCG - Bacille Calmette-Guerin giúp tăng cường khả năng miễn dịch phòng ngừa bệnh lao. BCG cũng có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và vi khuẩn lao không điển hình khác. Khoảng 20% trẻ em tiêm BCG có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh, một nửa trong số còn lại không phát triển thành bệnh. Ngoài ra, vắc-xin này còn được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang và ngăn ngừa bệnh này tái phát. Ngay sau khi tiêm vắc xin BCG, phần lớn trẻ em đều có phản ứng ngay tại chỗ tiêm. Các nốt nhỏ tại chỗ tiêm xuất hiện và biến mất sau 30 phút. Khoảng sau 2 tuần sẽ xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước cỡ đầu bút chì. Vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm sau 2 tuần tiếp theo. Trẻ có vết sẹo cho thấy đã tiêm ngừa lao. Vắc-xin viêm gan siêu vi B Vắc-xin HepB là một loại vắc xin ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi B và các biến chứng của nó, như ung thư gan và xơ gan. Vắc-xin này an toàn cho cả phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Cũng lây nhiễm quá đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con giống virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan siêu vi B cao gấp 50-100 lần cộng với tốc độ lây nhiễm nhanh. Do đó, căn bệnh này được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng giống nhiều bệnh thông thường. Khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, có thể đã quá trễ. Vắc-xin hiện đang sử dụng là vắc xin tái tổ hợp sản xuất bằng kỹ thuật di truyền sử dụng kháng nguyên HBsAg, tổng hợp từ nấm men hay tế bào động vật, không phải là vi rút viêm gan B. Tất cả trẻ sơ sinh, tiêm mũi đầu tiên trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi. Vắc xin DTaP (3 trong 1) Vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 bệnh khá nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván và ho gà. Đây là những bệnh trong nhóm có nguy cơ cao trẻ thường mắc phải. Vì vậy để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ, tổ chức Y tế thế giới - WHO đã đưa 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván vào chương trình tiêm phòng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi. Bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn C. diphtheriae. Vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào hầu họng những người không có miễn dịch chống bạch hầu hoặc trẻ em. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hầu họng sẽ tiết ra một loại độc tố gây ra cản trở quá trình tổng hợp của tế bào và làm cho tế bào bị chết đồng thời những độc tố này cũng sẽ làm hình thành một lớp màng giả. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi các độc tố bạch hầu bị hấp thụ vào trong máu vào lan sang những bộ phận khác trong cơ thể gây ra những tổn thương lớn, đặc biệt là sẽ gây ra những căn bệnh như: viêm dây thần kinh, viêm cơ tim, giảm protein niệu và giảm tiểu cầu. Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu lên đến 20% ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Bệnh uốn ván Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh, là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng sinh nha bào và tiết ra ngoại độc tố làm tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến co cứng cơ thậm chí tử vong nếu cơ hô hấp ngừng hoạt động. Bệnh uốn ván lây truyền qua da và những tổn thương khác ở niêm mạc như vết kim tiêm, vết rách da, gai đâm, trầy xước, bỏng, phẫu thuật, cắt dây rốn...Vi khuẩn uốn ván có trong đất, cát, phân người, động vật hay các vật dụng bị gỉ sét như đinh sẽ xâm nhập vào vết thương, phát triển thành ổ nhiễm trùng và sinh ra ngoại độc tố gây tổn hại hệ thần kinh. Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao và bệnh bạch hầu cũng không ngoại lệ. Với các trường hợp là trẻ đẻ non, sữa mẹ không đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng…càng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh ho gà Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Ho gà thường kéo dài hàng tuần đến vài tháng. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như các bệnh cảm lạnh thông thường, như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc sốt nhẹ. Sau 1-2 tuần, triệu chứng ho sẽ bắt đầu nặng hơn. Bệnh có thể gây ra khó thở ở trẻ nhỏ và có thể gây tử vong. Trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng bệnh ho gà từ tháng thứ 2 trở đi cùng với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu và bệnh uốn ván. Các mũi tiếp theo được tiêm vào tháng thứ 4 và tháng thứ 6, có thể tiêm nhắc lại vào khoảng tháng 15 đến 18 tháng tuổi và một mũi khác trước tuổi đến trường, từ 4-6 tuổi. Vắc-xin IPV ngừa bại liệt Vắc-xin IPV thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Đây là vắc-xin ngăn ngừa bệnh bại liệt, được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Bệnh bại liệt do poliovirus gây ra. Các triệu chứng thường gặp nhất của dạng bại liệt thể nhẹ là những triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm: đau đầu, sốt, rát cổ họng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng thường gặp nhất ở thể không liệt là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần. Những triệu chứng phổ biến nhất của thể liệt là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Mọi người nên tiêm vắc-xin khi còn nhỏ với đủ 4 liều như sau: Liều đầu tiên khi trẻ 2 tháng tuổi, liều tiếp theo khi trẻ 4 tháng tuổi, 1 liều khi 6-18 tháng tuổi và liều tăng cường khi trẻ 4-6 tuổi. Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella Là vắc-xin gây miễn dịch chủ động ngăn ngừa nhiễm các virus bệnh sởi, quai bị và rubella. - Bệnh sởi: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae dễ lây từ người này sang người khác.Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng... - Quai bị: Là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Bên cạnh gây viêm các tuyến mồ hôi, quai bị cũng có thể gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và các cơ quan sinh sản. Một số biến chứng của bệnh quai bị gồm viêm tinh hoàn, màng não, não, tụy và bệnh chàm. Ngoài ra, mắc bệnh quai bị có thể gây sẩy thai tự nhiên (sẩy thai) ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. - Rubella: Hay còn gọi bệnh sởi Đức là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi khi phụ nữ mang thai mắc bệnh. Việc tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 12 tháng tuổi trở lên, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Lliều thứ nhất tiêm lúc trẻ 12 -18 tháng tuổi, liều thứ 2 khi trẻ trong khoảng từ 3-5 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học. 2 liều nên được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng. Vắc-xin viêm não Nhật Bản Là một loại vắc-xin được các nhà khoa học chế tạo trên tế bào chuột có hiệu quả hơn 90% phòng ngừa viêm não Nhật bản. Vắc-xin viêm não Nhật Bản được xếp vào nhóm dị ứng và miễn dịch, có chứa virus kháng nguyên gây nên bệnh viêm não Nhật Bản. Ai cũng có khả năng mắc bệnh nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ với tốc độ phát triển rất nhanh. Virus viêm não Nhật Bản sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, chủ yếu là do muỗi đốt. Ở giai đoạn đầu, trẻ em có thể gặp những biểu hiện như sốt cao, đau vùng trán, nôn hoặc đau bụng. Sau một vài ngày xuất hiện thêm các triệu chứng mới do tổn thương trung khu thần kinh như liệt, rối loạn cảm giác, ngôn ngữ. Ở thời kỳ toàn phát, não bị tổn thương nặng nề khiến trẻ có thể rơi vào tình trạng suy giảm trí tuệ, liệt vận động, hôn mê sâu và có nguy cơ tử vong tại chỗ. Hiệu quả của vắc-xin giảm theo thời gian. Vắc xin đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. trẻ được 12 tháng tuổi, bắt đầu tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi thứ nhất, sau 1-2 tuần tiêm mũi thứ hai và 1 năm sau tiêm mũi thứ ba. Sau đó, cứ mỗi 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi. Link: https://blog.lumahealth.com/6-vaccin...edium=referral