4 mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020 vừa được Bộ GD-ĐT công bố điều chỉnh

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Mamavuive, 24/2/20.

  1. 4 mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020 vừa được Bộ GD-ĐT công bố điều chỉnh

    4 mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020 vừa được Bộ GD-ĐT công bố...

    LIÊN HỆ (212 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Mamavuive
    3. Ngày đăng: 24/2/20 lúc 10:28
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Mamavuive

    Mamavuive Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Do thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19 kéo dài nên Bộ GD-ĐT đã quyết định công bố điều chỉnh 4 mốc thời gian quan trọng trong năm học 2019-2020 và lùi lại thời gian kết thúc năm học 1 tháng.
    Cũng như các mẹ, điều mình quan tâm nhiều nhất là việc học của con trong mùa dịch COVID-19 nên mình luôn theo dõi và cập nhật sát sao các thông báo mới của Bộ GD-ĐT. Mình cảm thấy băn khoăn vì nếu TP. HCM vẫn chủ trương cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 3 thì việc thi cử, xét tuyển của các con sẽ như thế nào? Vì hầu hết mọi quyết định của Bộ GD-ĐT đều căn cứ trên đề nghị các tỉnh nên cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2-3.


    Theo đó, chiều ngày 22-3, Bộ GD-ĐT đã quyết định công bố điều chỉnh 4 mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, cụ thể khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 như sau: Thời gian kết thúc năm học 2019-2020 sẽ trễ hơn một tháng so với mọi năm, kết thúc trước ngày 30-6; Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở lùi lại trước ngày 15-7; Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước 15-8; Thi trung học phổ thông quốc gia lùi lại khoảng một tháng, diễn ra từ ngày 23 đến 26-7.
    Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các địa phương cho học sinh đi học muộn hơn thì cần có kế hoạch học bù để bắt kịp thời gian kết thúc năm học và không ảnh hưởng đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.

    Như vậy, nếu TP. HCM vẫn quyết định cho học sinh học trễ hơn 1 tháng so với đề nghị của Bộ GD-ĐT nghĩa là các con bắt buộc phải học bù. Điều này quả là khó khăn nhưng nếu vì sự an toàn của con thì mình phải cùng con cố gắng thôi.


    Nguồn ảnh: Nguyễn Phúc - Báo Thanh Niên

    Còn nếu TP. HCM thực hiện theo đề nghị của Bộ GD-ĐT cho học sinh đi học lại từ ngày 2-3 để đảm bảo 4 mốc thời gian quan trọng trong năm học 2019-2020 thì chắc nhiều mẹ sẽ cân nhắc lại, thậm chí có gia đình còn cho con nghỉ học. Khảo sát từ nhiều trang báo và diễn đàn thì tỷ lệ muốn cho con nghỉ học đến cuối tháng 3 luôn chiếm áp đảo. Đặc biêt hai hôm nay, khi những thông tin về dịch bệnh COVID-19 ở nhiều nước trên thế giới đang diễn biến khó lường - như Nhật và Hàn Quốc thì các mẹ nhà ta như ngồi trên đống lửa.
    Hiện nay, số lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam dụ lịch, học tập, làm việc khá đông. Thậm chí sắp tới chúng ta có thể còn đón sinh viên trở về từ vùng dịch. Vậy nên tình hình có thể sẽ có nhiều biến động.

    Do lo sợ nguồn lây nhiễm đến từ Hàn Quốc, TP. HCM đã kiến nghị cách ly người nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc. Còn Hà Nội cũng phải họp khẩn và đề nghị cách ly người đến từ vùng dịch Hàn Quốc, Nhật Bản 14 ngày.

    Thật ra, Bô GD-ĐT luôn nêu ra các phương án phòng chống dịch khi học sinh đi học trở lại để phụ huynh yên tâm như: vệ sinh, khử trùng trường lớp; hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng chống dịch bệnh; tập huấn giáo viên về các quy trình phòng chống dịch bệnh để hướng dẫn lại học sinh. Còn việc phụ huynh không đủ khẩu trang cho con đi học thì nhiều nhà giáo dục, các chuyên viên y tế cũng cho rằng học sinh, sinh viên đi học không cần phải đeo khẩu trang.

    Họ nêu lý do khẩu trang chỉ giúp ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh, thậm chí đeo khẩu trang sai cách còn gây hại cho sức khỏe. Họ còn nêu dẫn chứng nhiều du khách châu Âu du lịch Hà Nội và sinh viên Đại học Y Hà Nội đi học trong mùa dịch COVID-19 cũng không hề đeo khẩu trang.

    Mặt khác, theo phân tích, ở Việt Nam tình hình thời tiết đang dần ấm lên, độc lực của virus đã giảm và chúng ta cũng đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nhờ vào kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, sự phát triển của các kỹ thuật điều trị, thuốc chữa bệnh.

    Là một người mẹ, tất cả những lý do trên không thuyết phục mình. Việt Nam hiện đang giảm sâu tour nhằm kích cầu du lịch với mục địch vực dậy ngành này giữa mùa dịch. Động thái đó đã thu hút nhiều du khách đến nước ta giữa lúc dịch bệnh lan tràn khắp các châu lục. Đặc điểm khách Tây là ít ai chịu đeo khẩu trang, liệu cứ đo thân nhiệt ổn định là họ không mang mầm bệnh? Thêm nữa, khi ngành du lịch bớt ế ẩm sẽ kéo theo các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu vui chơi giải trí đông đúc trở lại. Đó cũng là những nơi tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao. Chỉ cần một mẹ làm việc trong ngành dịch vụ vô tình nhiễm bệnh, mang mầm bệnh lây lan cho cả nhà, con cái họ đi học sẽ lây cho các bạn trong lớp, tiếp theo là virus sẽ về gia đình những học sinh này và đi ra cộng đồng...

    Hẳn nhiên cũng như nhiều nước khác, chúng ta vẫn phải mở cửa lúc này. Điều đó đồng nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, mình không chấp nhận những rủi ro ấy đổ lên đầu những đứa trẻ.

    Từ góc độ những người có trách nhiệm, quyết định công bố 4 mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020 là sự thay đổi phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại. Về phía các mẹ, mình nghĩ các mẹ nên bình tĩnh, xem diễn biến dịch bệnh COVID-19 như thế nào rồi quyết định cũng chưa muộn vì từ đây đến tháng 3 cũng còn khoảng 1 tuần.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này